Cơ Chế Hình Thành Mụn Trứng Cá

Mụn trứng cá là gì và có bao nhiêu nguyên nhân hình thành mụn trứng cá? Bài viết này lilyreview  sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức về mụn trứng cá một cách dễ hiểu nhất.

Mụn trứng cá thông thường (mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng) là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi hormone trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Khoảng 80 – 90% thanh niên bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở các mức độ khác nhau và có đến 20 – 30% trong số đó cần được hỗ trợ bởi các liệu pháp y học. Số lượng người trưởng thành bị mụn trứng cá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lý căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo.


Cấu tạo của nang lông vè sự hình thành mụn

Vết thâm là một vùng da bị biến đổi màu – hậu quả của sự viêm nhiễm da do mụn hoặc chàm – đặc biệt thường gặp ở những người có nước da sẫm màu. Vết thâm sẽ biến mất theo thời gian và nếu muốn đẩy nhanh quá trình giảm thâm, có thể sử dụng các phương pháp trị liệu chăm sóc da và chống nám.

Rosacea là một rối loạn da quá nhạy cảm, chia sẻ nhiều các triệu chứng của mụn trứng cá và các nốt sần và mụn mủ là tương tự xuất hiện. Tuy nhiên, với Rosacea như trái ngược với mụn trứng cá, không có lỗ chân lông bị tắc, da có nhiều khả năng bị khô hơn so với dầu mỡ và không để lại sẹo còn lại.

Có 3 mức độ của mụn trứng cá
Mức độ nhẹ (Mụn đầu trắng, đầu đen – Comedonica)
Mức độ trung bình (Mụn có hạt nhân vàng hoặc trắng – Papulopustulosa)
Mức độ nặng (Mụn bọc – conglobata)

4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá
1. Sự tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hormone, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.

Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng viêm da tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai. Tìm hiểu thêm về sự tăng tiết bã nhờn.

2. Sự tăng sừng

Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.

Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắc lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắc ở gần bề mặt da.


3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.


4. Sự viêm nhiễm

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.


Các nguyên nhân và yếu tố chính gây nên mụn trứng cá

Hooc-môn đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết.

Thêm vào đó, các tuyến bã nhờn trở nên nhạy cảm hơn cũng là một nhân tố liên quan đến đến sự phát triển của mụn trứng cá.

Mụn trứng cá có thể khiến tâm trạng chán nản. Vì vậy việc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá trở nên rất quan trọng.

Phần lớn mụn trứng cá biến mất một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên vẫn cần phải có các phương pháp chữa trị mụn hiệu quả để ngăn ngừa việc hình thành sẹo về sau.

Do tuyến bã nhờn

Do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hooc-môn, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ nữ bị mắc các bệnh liên quan đến hooc-môn như hội chứng đa nang buồng trứng. Ngoài ra, thần kinh căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành.

Vi khuẩn

Ở những người có da bị mụn, sự sản xuất bã nhờn dư thừa tạo một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá thường được xem là vô hại (Propionibacterium acnes) sinh sôi nảy nở. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của các đốm đỏ hoặc có thể chứa mủ.

Nhiều người cho rằng những người bị mụn trứng cá thường có lối sống không sạch sẽ nhưng thực tế không phải vậy. Ngược lại, thực chất việc vệ sinh quá mức với những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh còn dễ khiến da bị kích ứng.


Các yếu tố khác gây mụn trứng cá

Mặc dù không phải là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, một số yếu tố sau đây có khả năng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn

  • Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
  • Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ pho mát)
  • Hút thuốc lá
  • Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Một số điều cần lưu ý khi bị mụn trứng cá
    • Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt phù hợp (nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn).
    • Để mụn tự biến mất một cách tự nhiên (nặn mụn có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến sẹo)
    • Chỉ sử dụng những sản phẩm dưỡng da không gây bít lỗ chân lông
    • Chỉ sử dụng những sản phẩm trang điểm không gây bít lỗ chân lông.
    • Rửa sạch lớp trang điểm vào cuối